Chào mừng Quý Thầy Cô, Quý Phụ Huynh cùng các em học sinh đến với CASESTUDY24H!
Banner 02
Banner 01
Banner 03

Dân Chủ Trong Quản Lí Lớp Học

Cập nhật: 22/9/2021 | 11:22:20 AM

Casestudy24h tin rằng tạo ra một cộng đồng trong lớp học và xây đắp một môi trường an toàn, nơi học sinh được trao quyền để đưa ra các lựa chọn, sẽ mang lại sự tự tin, tự định hướng để học sinh phát triển và trưởng thành thành công. Với nhiều lợi ích, ưu điểm mà hình thức dân chủ trong lớp học đem lại, Casestudy24h cũng rất khuyến khích mô hình này trong môi trường giảng dạy.

Lấy ý tưởng từ các buổi họp gia đình trong chính ngôi nhà của mình, nhiều giáo viên đã thiết lập một mẫu hình cho các buổi học chủ động lấy học sinh làm trung tâm, nơi cho phép học sinh của chia sẻ những suy nghĩ và giải quyết các vấn đề của môn học theo cách riêng của chúng. Trong mẫu hình của Donna, học sinh thay phiên nhau đóng vai trò là một người lãnh đạo thảo luận buổi họp lớp, trong khi đó, giáo viên thúc đẩy một bầu không khí tôn trọng lẫn nhau và tinh thần tham gia như một phần không thể thiếu của nhóm. Dân chủ chính là một cách để tạo nên các buổi học, các buổi sinh hoạt lớp thành công.

Cụ thể, Giáo dục Mỹ là nền giáo dục hiện đại và có đặc trưng dân chủ cao, được thực hiện ở 4 khía cạnh căn bản. 
📖 Đầu tiên, người học được quyền chọn lựa và quyết định việc học của mình. Giáo dục phải bắt đầu từ nhu cầu, sở thích của người học. Nhà trường cho phép người học được lên kế hoạch học tập phù hợp với từng cá nhân. Cụ thể, HS được chọn môn học và chọn giáo viên. Ngoài các môn bắt buộc, HS có quyền đăng ký môn tự chọn và thời gian học theo nhu cầu, trình độ và điều kiện của mỗi người. Chương trình THPT ở Mỹ thực hiện học theo học chế tín chỉ. Do đó, HS có thể đăng ký học tín chỉ nào đó ở trường khác nếu trường đang học chưa giảng dạy tín chỉ đó.

📖 Thứ hai, dân chủ trong giáo dục nghĩa là HS được tham gia tích cực vào quá trình học của mình. HS là nhân vật trung tâm và đóng vai trò tích cực, chủ động trong quá trình học. Ở các trường phổ thông của Mỹ, HS là người đưa ra nội quy lớp học chứ không phải nhà trường. Nội quy lớp rất khác nhau, tùy theo đặc trưng và yêu cầu riêng của từng lớp.

Mục tiêu của tất cả các trường không chỉ là để làm tốt bài kiểm tra mà giúp HS học cách học - "learn how to learn". Nhiều trường ở Mỹ thường dạy theo các môn học/chủ đề tích hợp. Chẳng hạn, trong giờ học môn nghệ thuật ngôn ngữ - "Language Art", HS sẽ thảo luận nhiều môn học khác nhau liên quan đến câu chuyện trong sách, như lịch sử, địa lý, chính trị, mỹ thuật. HS làm dự án theo nhóm, nghiên cứu sâu từng chủ đề và trình bày với các nhóm khác. Phương pháp giáo dục này nuôi dưỡng trí tưởng tượng, sự tò mò và óc sáng tạo của HS. HS đi thực tế, học cách nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các kiến thức để có thể giải quyết các vấn đề cuộc sống hằng ngày. Giáo viên là người hướng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ. Việc đánh giá chủ yếu phản ánh sự nỗ lực và tiến bộ, kỹ năng làm việc độc lập, hợp tác của HS hơn là bài kiểm tra theo chuẩn đánh giá.

📖 Thứ ba, dân chủ là tất cả mọi người đều bình đẳng về quyền và trách nhiệm. Ở các trường công lập, HS từ mẫu giáo đến lớp 12, kể cả HS không có quốc tịch Mỹ đều được miễn học phí. Các nhà giáo dục phải đảm bảo rằng những trẻ em thiệt thòi, vì lý do kinh tế, màu da, dân tộc, ngôn ngữ đều được có quyền nhận nền giáo dục có chất lượng cao và tham gia vào xã hội dân chủ. Quan điểm mọi người đều bình đẳng và có trách nhiệm như nhau nên ở các lớp học hầu như không có lớp trưởng. Thay vào đó, HS thay nhau làm nhóm trưởng (facilitator) để điều hành hoạt động của các nhóm trong các trường học.

📖 Cuối cùng, dân chủ nghĩa là người học phải được thể hiện ý kiến của bản thân. HS được khuyến khích trình bày ý kiến của mình, có khi khác với ý kiến của giáo viên. Lớp học thường tổ chức theo phương pháp tranh luận.

John Dewey, nhà giáo dục đầu thế kỷ 20 của Mỹ, cho rằng: "Học đường không phải là nơi chuẩn bị cho cuộc sống mà là cuộc sống". Chính quan điểm này cùng với các tư tưởng dân chủ trong giáo dục đã giúp cho HS, ngay từ cấp tiểu học, đã biết chủ động trong học tập, góp phần tạo ra những công dân biết tự lập, tư tin và tự trọng.

Ở Việt Nam, trong nhiều năm qua, tại các trường công lập bậc phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chương trình “Đối thoại mùa xuân” vào thời điểm học sinh chuẩn bị nghỉ Tết Nguyên đán. Cụ thể, sau khi học sinh kiểm tra xong học kì 1, các trường tổ chức chương trình này nhằm lắng nghe tiếng nói của các em qua nhiều phương diện.

👉 Các bước thực hiện:

Học sinh tự do bày tỏ ý kiến của mình về việc dạy của giáo viên, các hoạt động phong trào của trường lớp và những mong muốn khác mà các em gửi gắm. Học sinh được tích cực phát huy quyền dân chủ trong học tập. Cụ thể:

⚡ Trước khi chương trình “Đối thoại mùa xuân” diễn ra khoảng một tuần, lớp trưởng của từng lớp tiến hành khảo sát ý kiến của các thành viên sau một học kì.

⚡ Học sinh tự do nêu ý kiến của mình về phương pháp giảng dạy, cách ứng xử của giáo viên, nhân viên nhà trường. Các em cũng có quyền đánh giá các hoạt động phong trào của trường, lớp hoặc điều kiện vui chơi giải trí nơi mình đang theo học.

⚡ Cùng với đó, học sinh cũng có thể đề xuất những cách làm hay có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng học tập, sinh hoạt. Ý kiến riêng của thành viên được xem như ý kiến chung của tập thể lớp nên học sinh không phải lo sợ lộ danh tính cá nhân.

⚡ Sau đó, lớp trưởng tập hợp các ý kiến, phân loại thành những nội dung chính và trực tiếp gửi cho Ban Giám hiệu nhà trường.

Với cách làm này, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn gần như không can thiệp đến học sinh khi các em có ý kiến trái chiều về thầy cô, trường lớp. Cũng nhờ cách làm này, học sinh ở đơn vị chúng tôi đã có nhiều ý kiến đóng góp thiết thực, chân tình cho thầy cô, kể cả Ban Giám hiệu.

👉 Tích cực lắng nghe học sinh trải lòng:

- Trường học dành hẳn một buổi trong tuần tổ chức chương trình “Đối thoại mùa xuân” để lắng nghe học sinh trải lòng.

- Mỗi lớp cử hai học sinh tham dự, đó là lớp trưởng (hoặc lớp phó học tập) và Bí thư chi Đoàn.

- Về phía nhà trường, có đủ các thành phần tham dự từ Hiệu trưởng, Hiệu phó, trợ lí thanh niên và các thầy cô tổ trưởng chuyên môn.

- Bắt đầu cuộc đối thoại, giáo viên điều hành chương trình nêu những ý kiến chung nhất từ phản ánh của các lớp về học tập và các hoạt động khác có liên quan.

- Tham dự cuộc đối thoại, chúng ta nhận thấy học sinh có nhiều ý kiến rất thẳng thắn từ việc dạy của thầy cô đến các hoạt động khác diễn ra ở trường.

- Sau khi lắng nghe ý kiến học sinh, thầy cô phụ trách mảng nào sẽ có trách nhiệm phản hồi, giải đáp với các em ở mảng đó.

Điều đọng lại là khi học sinh đã không né tránh những chuyện bất cập ở chốn học đường thì thầy cô cũng phải nhìn nhận lại mình để sửa đổi cho tốt. Thông qua chương trình “Đối thoại mùa xuân”, nhà trường đã tháo gỡ những khó khăn, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của học sinh. Và đây là một trong những cách làm dân chủ nhằm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở môi trường giáo dục ngày nay.

Tuy có nhiều mô hình giáo dục khác nhau, nhưng theo Casestudy24h để đem lại hiệu quả của việc giảng dạy và học tập thì luôn cần dân chủ trong việc quản lý lớp học.

 

(Nguồn Tin: Casestudy24h)

ĐỘI NGŨ GIA SƯ CHẤT LƯỢNG

Nhắn tin Facebook Zalo: 093 2697 054